Industrial Style còn được biết đến với cái tên phong cách kiến trúc công nghiệp, nghe có phần khô khan nhưng trên thực tế, phong cách này lại thể hiện được sự mạnh mẽ và tinh thần phóng khoáng ở một khía cạnh khác của cuộc sống.
Đây là một trong những phong cách thiết kế phù hợp với mọi không gian, loại hình như: văn phòng, chung cư, nhà hàng, quán cafe,…

Phong cách thiết kế nội thất Industrial là gì?
Phong cách kiến trúc công nghiệp là xu hướng thiết kế ra đời vào thế kỷ XX khi cuộc cách mạng công nghiệp tại Châu Âu bắt đầu suy thoái. Số lượng lớn các nhà máy, xưởng sản xuất bị bỏ hoang dẫn đến ý tưởng tận dụng lại những công trình này để phục vụ cho nhu cầu chỗ ở lớn của người dân tại đây. Các kiến trúc sư giữ nguyên tối đa những thứ có sẵn đồng thời đưa những thiết bị, đồ nội thất hiện đại phục vụ cho những nhu cầu từ cơ bản đến bậc cao của con người vào trong thiết kế. Từ đó một xu hướng thiết kế mới mẻ ra đời.
Từ đó về sau, phong cách thiết kế nội thất công nghiệp không ngừng được phát triển và hoàn thiện với những ý tưởng độc đáo, mới lạ nhưng vẫn giữ lại được nét đặc trưng cơ bản của phong cách.
Thực tế, một không gian theo Industrial Style mang trong mình đậm chất cá tính và sự táo bạo bởi những ý tưởng kết hợp độc đáo từ sự thô sơ của các xưởng sản xuất với nét hiện đại trong đồ nội thất. Chính từ những sự kết hợp táo bạo này đem đến một không gian hoàn toàn khác biệt, cá tính và gây ấn tượng mạnh cho bất kỳ người chiêm ngưỡng nào.
Đặc trưng phong cách thiết kế nội thất Industrial
Tập trung nhấn mạnh thiết kế tường
Ra đời từ chính những kiến trúc của các nhà máy, xưởng sản xuất khô khan nên phong cách này tôn trọng sự nguyên bản thô sơ tạo nên nét riêng biệt cho mình. Những bức tường gạch, tường bê tông, dầm xà trần nhà để lộ, đường ống nước chạy khắp trần nhà không cần che chắn chính là các chi tiết thô đặc trưng của phong cách kiến trúc Industrial.


Sự khô khan, thô ráp trong Industrial không khiến cho không gian trở nên nhàm chán, mà ngược lại, khi nhìn vào những bức tường này ta sẽ cảm nhận được sự thân thuộc, gần gũi pha chút cổ điển và mang giá trị nghệ thuật rất cao.
Màu sắc chủ đạo
Industrial thường chuộng những gam màu trung tính, phổ biến như trắng, xám, navy, đen và gỗ nâu sậm,… đem lại sự gần gũi, một chút tùy hứng và quan trọng hơn cả là toát lên được sự mạnh mẽ trong thiết kế. Đen và nâu đậm của gỗ có lẽ là hai màu bắt gặp nhiều nhất trong những ngôi nhà theo phong cách táo bạo này. Bên cạnh đó, những gam màu tối còn đem lại sự đẳng cấp, huyền bí hiếm có màu sắc nào so sánh được.
Tuy nhiên, bởi tính linh hoạt mà ta có thể thay đổi các sắc thái màu sắc cho ấm lên một chút, không nên lạm dụng quá đà nếu không muốn làm mất đi vẻ đẹp vốn có của phong cách này.

Lựa chọn chất liệu cho nội thất
Các chất liệu đặc trưng của phong cách Industrial thường mang đậm chất công nghiệp như thép, bê tông, kính, gỗ… Đây là một trong những chi tiết tạo nên nét riêng biệt cho tổng thể không gian Industrial.
Chính vì vậy, đồ nội thất thường được sử dụng những tông màu tối, sẫm được tạo nên bởi các vật liệu bằng kim loại để tạo nên sự khỏe khoắn. Ngoài ra, trong thiết kế phong cách Industrial cũng hay sử dụng đồ bọc da như ghế đôn, hay ghế sofa,…


Bố trí ánh sáng và cửa sổ
Ánh sáng là yếu tố rất quan trọng trong trang trí phong cách công nghiệp, bởi gam màu sử dụng chính cho không gian và đồ nội thất của phong cách này là tông màu trầm và sậm vì vậy ánh sáng có vai trò chiếu sáng, làm nổi bật lên những chi tiết này.

Bên cạnh những chiếc đèn thả trần, đèn cây hay đèn trùm có thiết kế độc đáo theo hình khối và đường nét uyển chuyển, nguồn ánh sáng tự nhiên nhờ không gian mở với những chiếc cửa sổ, cửa kính lớn chính là sự lựa chọn phổ biến ngày nay. Bởi nó không chỉ làm bừng sáng căn phòng mà còn đem lại sự gần gũi với đất trời, thoát khỏi sự bí bách.

Thiết kế cầu thang – Điểm nhấn trong thiết kế
Đặc trưng không thể không nhắc đến của phong cách Industrial trong thiết kế nội thất đó là cầu thang bằng thép. Không sử dụng 100% bê tông để xây cầu thang, kiểu trang trí này sử dụng cầu thang xương cá bằng thép hoặc khung thép với bậc cầu thang gỗ thịt tạo nên một điểm ấn tượng độc đáo cho thiết kế tổng thể. Đơn giản, mạnh mẽ chính là cảm giác bao trùm một ngôi nhà hơi hướng nội thất công nghiệp kể cả ở những hạng mục phụ như lối đi cầu thang.

Có thể nói thiết kế nội thất công nghiệp không chỉ chinh phục những người có tâm hồn phóng khoáng mà những vị khách khó tính nhất cũng dễ dàng bị chinh phục bởi sự gần gũi, linh hoạt trong thiết kế.
Trên đây là một vài đặc trưng cơ bản của phong cách kiến trúc Công nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ này bạn sẽ có thêm những góc nhìn mới về lối thiết kế này và có thêm ý tưởng cho dự án của mình. XUÂN TÙNG Design luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn, ahyx liên hệ với chúng tôi bất cứ lúc nào!
————————–
XUÂN TÙNG Design
Văn phòng đại diện: 102 Hà Kế Tấn, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0964 28 6789
Website: xuantungdesign.com
Youtube Channel: Xuân Tùng Design